17/01/2019
Lượt xem: 1306
Kết quả thanh tra xăng dầu năm 2018
Thực hiện Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm
2018, Kế hoạch số 25/KH-BCĐ389 ngày
26/6/2017 của Ban Chỉ đạo
389 tỉnh Sóc Trăng về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát,
đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu và ý kiến chỉ đạo của
UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh
tra Sở Khoa học và Công nghệ đã chủ trì Đoàn thanh tra liên ngành (Thanh tra Sở
Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, Cục Thuế, Phòng Cảnh sát kinh tế
Công an tỉnh Sóc Trăng, Chi cục Quản lý thị trường và Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng tỉnh Sóc Trăng) xây dựng kế hoạch, triển
khai các phương án thanh tra đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu
trên địa bàn tỉnh. Kết quả, Đoàn
thanh tra đã tiến hành đối với 57 cơ
sở, phát hiện có 13 cơ sở vi phạm. Trong đó:
+ 01 cơ sở vi phạm đo
lường;
+ 06 cơ sở bán xăng RON 95 có
chất lượng không phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xăng, nhiên liệu
điêzen và nhiên liệu sinh học hiện hành;
+ Vi phạm khác: 06 cơ sở.
Các cơ sở vi phạm
đã bị xử lý theo đúng quy định. Tổng số tiền xử phạt gần 350 triệu đồng. Đến nay, hầu hết cơ sở vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt (còn
01 cơ sở do đang gặp khó khăn về kinh tế nên chưa nộp phạt).
Kết quả thanh tra cho thấy, tình trạng vi phạm về đo lường,
chất lượng xăng dầu vẫn đang diễn ra. Hành vi bán xăng kém chất lượng ngày càng
tăng, đồng thời, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu ngày càng tinh vi hơn trong việc
đối phó với đoàn thanh tra. Cụ thể, khi lấy mẫu xăng ở các cơ sở để kiểm tra,
nhiều kết quả kiểm tra cho chỉ số Octan xăng RON 95 không đạt quy định (95), thậm
chí, có mẫu chỉ đạt chỉ số Octan là 76.
Trước tình hình đó, việc đưa ra các giải pháp
để nâng cao hiệu
quả quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh là
rất cần thiết. Theo đó, cần tập trung:
Tiếp tục tăng cường công tác
thanh tra, kiểm soát, đấu tranh chống các hành vi gian lận trong kinh doanh
xăng dầu, bảo vệ thương nhân chân chính và người tiêu dùng, hạn chế đến mức thấp
nhất thiệt hại cho người tiêu dùng.
Chủ động thanh tra, kiểm soát, giám sát hoặc khi
cần thiết, xác lập các chuyên án, vụ án để đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả
hành vi buôn lậu, mua bán, vận chuyển trái phép xăng dầu, đặc biệt trên các
vùng biển.
Giám sát, quản lý chặt chẽ hồ
sơ, hóa đơn, chứng từ trong kinh doanh xăng dầu nhằm kịp thời phát hiện và ngăn
chặn hành vi chuyển trái phép ngoại tệ ra nước ngoài để thanh toán cho việc mua
bán xăng dầu lậu.
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến
các quy định pháp luật nhằm nâng cao
tính tự giác chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu.
Đồng thời, tạo chuyển biến sâu, rộng, góp phần nâng cao nhận thức,
ý thức trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác chống buôn lậu, gian lận
thương mại trong lĩnh vực xăng dầu.
Phối hợp đồng bộ với các Sở,
ngành triển khai các biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành, nắm chắc tình hình kinh
doanh xăng dầu trên tuyến, lĩnh vực, địa bàn.
Nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm
quyền sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp
luật trong quản lý kinh doanh xăng dầu.
Lê Kim Thoa